giá vàng sjc hôm nay

Tiểu phẩm về học sinh đánh nhau, bạo lực học & violympic lớp 1

【violympic lớp 1】Học sinh đánh nhau, bạo lực học đường: Cấp tiểu học cũng có vấn đề

Học sinh đánh nhau,ọcsinhđánhnhaubạolựchọcđườngCấptiểuhọccũngcóvấnđề<strong>violympic lớp 1</strong> bạo lực học đường: Có phải chỉ ở trung học? - Ảnh 1.

Tiểu phẩm về học sinh đánh nhau, bạo lực học đường tại một trường tại TP.HCM

ẢNH TƯ LIỆU

Khi "đùa giỡn" trở thành đánh nhau

Phần lớn các trường hợp bạo lực học đường ở tiểu học đều xuất phát từ những trò đùa giỡn của học sinh. Dù vậy, đa phần giáo viên, phụ huynh đều bỏ qua và không để tâm nhiều đến các hành vi bạo lực của trẻ, bởi lẽ, họ cho rằng tất cả chỉ đơn thuần là một trò đùa giỡn.

Nhận thấy em mình là bé L.M (học lớp 3 tại một trường tiểu học ở Bạc Liêu) có dấu hiệu bị bạo lực học đường, nữ sinh viên L.T.V, Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM, kể: "Khi phát hiện bé có những vết bầm trên cơ thể, gia đình có nói bé báo với giáo viên nhưng giáo viên cho là bọn nhỏ chỉ chơi đùa nên bỏ qua mà không có bất kỳ biện pháp răn đe hay nhắc nhở nào. Khi thấy cơ thể bé ngày càng có nhiều vết bầm hơn, gia đình nhận thức được sự nghiêm trọng của vấn đề và tới gặp giáo viên phản ánh".

P.N (sinh viên năm 2, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) kể: "Trường tiểu học mà tôi đã học ở tỉnh Đồng Nai thường có tình trạng các bạn có học võ ỷ thế biết võ nên đe dọa, bắt nạt các bạn yếu thế. Việc học sinh đánh nhau bị thương, chảy máu thường xảy ra. Thời học cấp 1, có lần, tôi bị khoảng 5 người khóa trên đánh giữa sân trường. Thậm chí, tôi còn bị tạt nước, bị nhổ nước bọt lên người".

Còn N.M.N.L, sinh viên năm 2 Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết em gái mình học lớp 4 tại một trường tiểu học ở Trà Vinh bị bạn cô lập vì xích mích, mâu thuẫn khi chơi cùng nhau. 

T.N (sinh viên năm 3, Trường ĐH FPT TP.HCM) cũng thường xuyên bị bạn bè bắt nạt lúc còn học tiểu học. Không thể chịu đựng lâu hơn, về sau nam sinh đã phản kháng và dùng bạo lực để bảo vệ bản thân.

Học sinh đánh nhau, bạo lực học đường: Có phải chỉ ở trung học? - Ảnh 2.

Một vụ nữ sinh đánh nhau

CHỤP MÀN HÌNH

Ngoài những trường hợp trên, bạo lực học đường ở tiểu học còn thể hiện ở một số hành vi khác của trẻ như bắt nạt, sai khiến bạn mua quà bánh hoặc hăm dọa để bạn làm bài, chép bài hộ…

Nạn nhân bị "bạo lực hóa" trở thành "kẻ bạo lực"

Vì không quá để tâm đến những hành vi bạo lực của trẻ, giáo viên thường không có biện pháp xử lý thích đáng. Một số trẻ bị bạo lực ức chế khi phải chịu nhiều tác động về thể xác và tinh thần đã phản kháng dẫn đến ẩu đả gây nhiều hậu quả khác. Từ đó, nạn nhân lại vô tình hóa "kẻ bạo lực".

Từng là nạn nhân của bạo lực học đường, sinh viên D.B của một trường ĐH tại TP.HCM kể: "Lúc tiểu học, có lần tôi chơi trò chơi với bạn trong lớp, mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường nhưng đến khi tôi thắng thì các bạn không công nhận mà mang một bạn to con ra để đe dọa. Sau đó, các bạn còn lấy dụng cụ học tập của tôi chuyền qua lại để trêu ghẹo, không trả lại cho tôi. Qua vài lần bị bắt nạt, vì quá ức chế nên tôi đã đánh nhau, ẩu đả với bạn khiến bạn bị thương chảy máu".

Bên cạnh nguyên nhân khách quan trên, trẻ còn có xu hướng "bạo lực hóa" bởi cách giáo dục từ gia đình và môi trường sống và tiếp xúc.

Không thể khẳng định bạo lực học đường không xảy ra ở độ tuổi nhỏ

Trả lời phóng viên Báo Thanh Niên,thạc sĩ Phạm Thanh Tuấn, thành viên Hội đồng chuyên môn giáo dục công dân, Sở GD-ĐT TP.HCM, tổ phó chuyên môn giáo dục công dân Q.10, cho biết,  tuổi dậy thì (phổ biến ở bậc THCS, THPT) là giai đoạn thường xảy ra bạo lực học đường. Tuy vậy, không có cơ sở để khẳng định bạo lực học đường không xảy ra ở cấp học nhỏ hơn. "Nếu có sự tiếp nhận thông tin từ các hành vi tiêu cực (nếp sống gia đình, phim ảnh…) thì xu hướng bạo lực ở học sinh tiểu học vẫn có thể xảy ra", thạc sĩ Tuấn nói.

Học sinh đánh nhau, bạo lực học đường: Có phải chỉ ở trung học? - Ảnh 3.

Học sinh đánh nhau ở quán trà sữa tại TP.HCM

CHỤP MÀN HÌNH

Nhằm đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường, thạc sĩ Tuấn khẳng định, sự định hướng và giáo dục tích cực từ phía nhà trường và gia đình là rất quan trọng và cấp thiết. "Giáo viên cần quan tâm, theo dõi tình hình học sinh trong lớp, phối hợp với gia đình và nhà trường hỗ trợ kịp thời cho học sinh. Có biện pháp can ngăn, giáo dục kịp thời đối với những học sinh có xu hướng bạo lực. Đặc biệt, gia đình, bố mẹ cần tạo môi trường sống lành mạnh cho con cái và phối hợp chặt chẽ với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học", thạc sĩ Tuấn nhấn mạnh.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap