Chia sẻ tại Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam chiều 19.9,êngiachỉrõđiểmyếunhấtcủanềnkinhtếViệtrương vệ kiện TS Nguyễn Đình Cung đánh giá 2023 là một năm đầy khó khăn và thách thức, dù giữ vững được kinh tế vĩ mô nhưng nền kinh tế vẫn bộc lộ nhiều điểm yếu mang tính cơ cấu.
Thứ nhất là nền kinh tế phân mảng: đầu tư nước ngoài, tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, nhưng không liên kết, không tạo thành nền kinh tế thống nhất.
Thứ 2, nền kinh tế mở, mức độ hội nhập của doanh nghiệp tư nhân trong nước thấp, không tận dụng được hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, cũng như chưa đóng góp tốt hơn cho tăng trưởng và thịnh vượng quốc gia.
Thứ 3, thể chế kinh tế không còn phù hợp để huy động và sử dụng nguồn lực có hiệu quả tạo sự bứt phá tăng trưởng. Ông Cung dẫn chứng Quốc hội liên tục phải ban hành thể chế đặc biệt cho địa phương và địa phương mong muốn điều này càng ngày càng nhiều, rồi các chính sách đặc thù thí điểm cho dự án quan trọng quốc gia. “Đây là điểm yếu nhất của nền kinh tế Việt Nam”, ông Cung nêu.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để huy động được nguồn lực nội sinh của doanh nghiệp? Theo TS Nguyễn Đình Cung, trong giai đoạn khủng hoảng, doanh nghiệp luôn phải ưu tiên tồn tại và vượt qua khó khăn thông qua tái cơ cấu, giảm chi phí.
“Cái khó ló cái khôn”, nhiều doanh nghiệp chớp được cơ hội nhưng Nhà nước cần hỗ trợ để doanh nghiệp vượt khó thành công. Cụ thể, ông Cung cho rằng, cần ổn định kinh tế vĩ mô; cải cách cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi tối đa, giảm chi phí tuân thủ.
Mặt khác, cần giúp doanh nghiệp giảm chi phí như giảm lãi suất, giảm phí, thuế, miễn phí miễn thuế giúp doanh nghiệp giảm chi phí, mặt khác tăng cầu tiêu dùng. Những giải pháp này đều đã và đang được thực hiện, nhưng vấn đề cần làm là phải triển khai nhất quán, mạnh mẽ, mức độ cao hơn để bù đắp được khó khăn cho doanh nghiệp.
Niềm tin rất quan trọng. Để doanh nghiệp tin được thì nói phải đi đôi với làm, văn bản chính sách phải thực thi đúng như thế. Các nhà lãnh đạo, trong mọi trường hợp hay tại diễn đàn như hôm nay, có phát biểu chạm tới trái tim, khích lệ tinh thần đầu tư, tức là làm cho doanh nghiệp máu đầu tư, vượt qua khó khăn.
TS Nguyễn Đình CungCũng theo ông Cung, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, nhưng thực tế quá trình hội nhập có phần nào chậm lại, có thể có đứt gãy và thay đổi định hướng. Các nước phát triển đang thay đổi tư duy, củng cố nền tảng, tăng tính tự lực, tự cường, từ đó thay đổi chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, xu thế mới về tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn… trở thành tiêu chuẩn, quy chuẩn của sản xuất, tiêu dùng. Vì vậy, để duy trì tăng trưởng xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải thay đổi.
Theo TS Nguyễn Đình Cung, không thể tiếp tục dựa trên lợi thế chi phí thấp mà phải đầu tư để đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, chuyển đổi sản xuất xanh hơn, tuần hoàn, giảm phát thải.
Phải đa dạng hóa thị trường, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi tối đa cho xuất khẩu, khuyến khích đổi mới sáng tạo, áp dụng KH-CN. Đổi mới sáng tạo phải trở thành động lực nội sinh của doanh nghiệp, để doanh nghiệp thực sự có động lực đổi mới.
Liên quan đến các chính sách hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương cho rằng, Nghị quyết 43 của Quốc hội ban hành đã phát huy tích cực, tập trung vào nhóm chính sách tài khóa, tiền tệ, nhóm chính sách khác; chính sách đảm bảo an sinh xã hội; đầu tư kết cấu hạ tầng.
Các chính sách điều chỉnh khoản nợ, giãn cách thời gian trả nợ, chính sách tài khóa cũng được áp dụng nhanh chóng và dễ đi vào cuộc sống như giảm thời gian nộp các loại thuế và phí, giãn, hoãn các khoản thuế và phí…, nhờ vậy tạo dòng tiền cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, các chính sách khác như an sinh xã hội, tạo việc làm cũng giúp doanh nghiệp giữ chân lao động; cùng với đó là chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng quy mô lớn tạo ra không gian phát triển mới, thúc đẩy đầu tư.